Trà Xuân

Single Content

TRÀ ĐEN LÀ GÌ?

Trà đen là là thức uống phổ biến ở phương Tây.  

Khi nói chung về trà trong văn hóa phương Tây, người ta thường nhắc đến trà đen. Trà pha dưới ánh mặt trời, trà ngọt, trà đá, trà chiều … những loại trà nổi tiếng này thường được làm bằng trà đen. Ngay cả món trà trà chiều phổ biến của Anh Quốc và loại trà phối trộn Earl Grey cũng được làm từ trà đen.

Điều này trái ngược với văn hóa phương Đông tại các nước như Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà trà thường được đề cập đến là trà xanh. Vậy, có gì khác biệt giữa trà đen và trà xanh? Và, làm thế nào mà trà đen lại trở nên phổ biến ở phương Tây?

Nguồn gốc trà đenTrà được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng đó là một loại trà xanh thơm ngon, tinh tế đã trở nên phổ biến trong xã hội phương Đông và ngày nay nó vẫn là nền tảng của văn hóa trà ở đó. Khi văn hóa trà lan rộng và trà được sản xuất để xuất khẩu – ban đầu là với các nước láng giềng và sau cùng là xuyên qua các đại dương – người ta đã phát hiện ra rằng loại trà đen được oxy hóa nhiều hơn sẽ giữ được độ tươi và hương vị lâu hơn trong các hành trình dài so với người anh em trà xanh được oxy hóa tối thiểu. Trong thời gian đầu giao thương ở vùng biên giới giữa Trung Quốc, Tây Tạng và các nước láng giềng khác, trà đã được lên men, sấy khô và ép thành bánh để sử dụng làm tiền tệ trong các giao dịch mua bán. Đến nay, hầu hết trà đen sản xuất tại Trung Quốc được dùng để xuất khẩu.Người Hà Lan lần đầu tiên mang trà đến châu Âu vào năm 1610, trà đến Anh vào năm 1658 và sau đó nó trở nên phổ biến ở các nước thuộc địa Anh Mỹ trong suốt những năm 1700. Nhu cầu về trà đã trải qua những bước nhảy vọt trong những năm 1700 khi Anh mở rộng việc nhập khẩu đường từ các thuộc địa Caribbean của mình. Đến năm 1800, người Anh đã tiêu thụ hàng năm 1.1kg trà và 7.0kg đường trên đầu người. Một số người cho rằng chính xu hướng thêm đường vào trà đã làm tăng mạnh nhu cầu về trà đen so với việc nhập khẩu loại trà xanh tinh tế.

Bước nhảy vọt tiếp theo trong sản xuất trà đen là vào những năm 1800 khi có một giống trà được phát hiện vào năm 1823 ở vùng Assam của Ấn Độ. Giống trà bản địa này phù hợp hơn nhiều với việc sản xuất các loại trà đen hương vị đậm đà đang có nhu cầu cao. Không lâu sau, vào năm 1835, người Anh bắt đầu trồng những đồn điền trà ở vùng Darjeeling của Ấn Độ, nằm gần Nepal. Vì Ấn Độ là thuộc địa của Anh, những loại trà đen khác nhau này nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu phổ biến sang Anh. 

Chế biến trà đen

Để hiểu cái gì làm cho trà đen có màu đen và trà xanh có màu xanh, điều quan trọng là phải biết rằng tất cả các loại trà đều có nguồn gốc từ cùng một cây có tên chính xác là Camellia sinensis. Giống trà và cách chế biến sẽ quyết định trà có màu đen hoặc màu xanh.

CÁC GIỐNG TRÀ ĐEN

Camellia sinensis assamica là giống trà lá lớn thường được sử dụng để làm trà đen. Có nguồn gốc ở vùng Assam của Ấn Độ, giống trà này phát triển ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt và sinh sôi nảy nở trong các rừng cận nhiệt đới.

Camellia sinensis sinensis là giống trà lá nhỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được dùng làm trà xanh và trà trắng. Nó phát triển như cây bụi mọc ở vùng nắng với khí hậu khô hơn, mát hơn. Nó phát triển mạnh ở vùng núi vì có khả năng chịu lạnh cao.

Theo thời gian, đã có hàng trăm giống cây trồng và cây lai đã phát triển từ giống trà Camellia sinensis này. Nhưng về mặt kỹ thuật, bất kỳ giống trà Camellia sinensis nào cũng có thể làm được trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô-long, trà đen hoặc trà phổ nhĩ (pu-erh).

SỰ OXY HÓA

Điều làm cho trà đen khác với trà xanh được diễn ra trong quá trình sản xuất – lá trà được oxy hóa hoàn toàn trước khi được xử lý nhiệt và sấy khô. Trong quá trình oxy hóa, oxy không khí tương tác với các thành tế bào của trà để biến lá có màu nâu đậm sang màu đen. Sự oxy hóa cũng làm thay đổi cấu hình hương vị của trà đen, giúp bổ sung các mùi hương như mạch nha, trái cây hoặc thậm chí là mùi khói, tùy thuộc vào loại trà.

Ngược lại, khi lá trà xanh được chế biến, chúng bị oxy hóa ở mức tối thiểu. Sau khi thu hoạch, là trà nhanh chóng được làm nóng và sấy khô để ngăn quá trình oxy hóa xảy ra sẽ làm cho lá xanh chuyển sang màu nâu và thay đổi hương vị của trà tươi. Oxy hóa ít hơn có nghĩa là trà xanh thường có màu sắc và hương vị nhẹ hơn trà đen, với nhiều hương cỏ cây hoặc rong biển, tùy thuộc vào loại trà.

QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN

Trà đen thường được sản xuất bằng một trong hai phương pháp sau:

  • Phương pháp chính thống (Orthodox): Đây là phương pháp sản xuất tốn nhiều thời gian. Trong phương pháp này, lá trà vẫn nguyên vẹn hoặc chỉ bị dập nát một phần trong quá trình chế biến. Lá trà sau khi hái được làm héo để giảm độ ẩm, vò bằng nhiều cách khác nhau để làm dập lá và bắt đầu oxy hóa, oxy hóa để tạo màu và hương vị, sấy nóng để ngăn chặn quá trình oxy hóa, sau đó tiến hàng phân loại theo chất lượng.
  • Phi chính thống (Non-Orthodox): Đây là phương pháp sản xuất rút ngắn thời gian bằng cách  cắt nhỏ lá trà thay vì chỉ vò dập như phương pháp chính thống nêu trên. Lá trà khi được cắt nhỏ sẽ bị oxy hóa nhanh hơn, tạo ra một loại trà đen một chiều, nhất quán, mạnh mẽ và đậm đà. Lá trà cắt nhỏ cũng dễ dàng đóng vào túi lọc – một dạng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với kiểu trà lá để rời.

Chế biến trà đen (Chính thống): Làm héo → Vò lần 1 → Oxy hóa / Lên men → Sấy khô (110 °C / 65 °C)

Chế biến trà đen (Không chính thống): Làm héo → Cắt / xé / vò → Oxy hóa / Lên men → Sấy khô (130 ° C / 90 ° C)

Ví dụ, trà đen của Teatulia được vò ngay sau khi làm héo để giúp quá trình oxy hóa bắt đầu một cách nhanh chóng, sau đó được oxy hóa hoàn toàn trước khi sấy khô, điều này làm chúng có được màu đậm và hương vị phong phú.

Các loại trà đen

Trà đen được trồng và chế biến trên toàn thế giới ở các vùng địa lý và khí hậu khác nhau. Ba trong số những nhà sản xuất trà đen lớn nhất hiện nay là Ấn Độ, Sri Lanka và Châu Phi. Trên thực tế, một nửa sản lượng trà thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ. Một số phong cách phổ biến nhất của trà đen đến từ các quốc gia sản xuất hàng đầu này, bao gồm:

ASSAM:

Vùng Assam của Ấn Độ là khu vực trồng trà lớn nhất thế giới. Khí hậu nhiệt đới và mưa nhiều đã tạo ra một loại trà nổi tiếng với các đặc tính đậm đà và hương mạch nha dễ dậy mùi khi pha với sữa và đường.

DARJEELING:

Được trồng ở một vùng sản xuất trà ở miền núi của Ấn Độ với quy mô nhỏ hơn, Darjeeling là một loại trà đen có vị thanh hơn và có thể thay đổi theo mùa do thay đổi thời tiết. Darjeeling thường được dùng làm nền cho thức uống nổi tiếng của Ấn Độ có tên gọi là Chai.

CEYLON:

Phần lớn nền kinh tế của Sri Lanka phụ thuộc vào hơn 200 ngàn hecta đồn điền trà được trồng từ vùng núi mát mẻ đến vùng nhiệt đới ẩm ướt. Hầu hết xuất khẩu trà của Sri Lanka là trà đen, được gọi là Ceylon. Các loại trà Ceylon có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi canh tác, nhưng chúng thường được biết đến với hương mạnh mẽ khi pha với một chút gia vị. (Sri Lanka cũng nổi tiếng với sản xuất Quế)

KENYAN:

Là người đến muộn trong ngành sản xuất trà (đầu những năm 1900), Kenya đã học hỏi rất nhanh và hiện dẫn đầu Châu Phi và ngành công nghiệp sản xuất trà đen theo phong cách phi chính thống. Trà Kenya được biết đến với phong cách quyết đoán, đầy đặn.

Tetulia:

Mặc dù không phải là nơi sản xuất trà hàng đầu trên thế giới, khu vực Tetulia của miền Bắc Bangladesh là quê hương của các đồn điền trà hữu cơ được chứng nhận USDA. Với gần 80 ngàn hecta, hãng trà Tetulia tự hào rằng các trang trại trà của họ là một trong những cái lớn nhất trên thế giới. Họ trồng giống trà Camellia sinensis assamica bằng phương pháp canh tác tự nhiên không gây hại cho môi trường. Và họ sử dụng phương pháp chính thống để chế biến trà đen, vì vậy lá trà sau khi oxy hóa hoàn toàn vẫn còn nguyên và khi pha sẽ tạo ra hương vị tươi ngọt của quả mơ và mật ong. 

Vị trà đen

Người phương Tây quen thuộc với loại trà đen đậm dễ dậy lên khi pha với chất ngọt và kem hoặc nhiều đá. Vì vậy, trong một thời gian dài, chất lượng và sự đa dạng của trà đen không phải là điều được đánh giá cao ở đây. Việc sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu được cho là quan trọng hơn. Nhưng khi người tiêu dùng tìm hiểu thêm về thế giới trà thì nhu cầu về loại trà lá rời, cao cấp và công phu ngày càng tăng, và sự đa dạng, sự tươi mát và hương vị đã trở thành yếu tố phân biệt quan trọng khi chọn loại trà đen nào để nhâm nhi.

Khi chọn trà đen để nhâm nhi, hãy nhớ rằng không phải tất cả các loại trà đen đều có hương vị giống nhau. Cũng giống như với rượu vang hảo hạng, có rất nhiều biến số tạo ra các loại trà đen riêng biệt, bao gồm cả nơi nó được trồng – nếu nó được trồng gần các loại cây trồng khác có thể ảnh hưởng đến hương vị của nó (ví dụ như bụi hoa hồng hoặc cây cà phê), kiểu khí hậu của vùng canh tác, cách dùng phân bón tự nhiên hay bằng phân hóa học, thời gian oxy hóa lá trà trong quá trình lên mên, kiểu xử lý nhiệt để ngăn chặn quá trình oxy hóa, và cách đóng gói sản phẩm theo kiểu để nguyên lá trà (phương pháp chính thống) hay bị cắt nhỏ (phương pháp không chính thống).

Nói chung, trà đen đậm đà hơn trà xanh. Một loại trà đen khi pha ra có thể có màu từ hổ phách đến đỏ đến nâu sẫm, và hương vị của nó có thể từ mặn đến ngọt, tùy thuộc vào thời gian nó bị oxy hóa và sấy khô. Trà đen thường có nhiều chất làm đắng và chát hơn trà xanh, nhưng nếu được pha đúng cách, nó sẽ rất ngọt ngào.

Một số đặc điểm chung được sử dụng để mô tả cấu hình hương vị tổng thể của loại trà đen bao gồm mạch nha, khói, đất, gia vị, hạt dẽ, kim loại, cam quýt, caramel, da thuộc, trái cây, ngọt và mật ong.

Hàm lượng caffein trong trà đen

Giữa cà phê, trà đen và trà xanh, thì cà phê thường có hàm lượng caffeine nhiều nhất trong mỗi cốc, sau đó là trà đen, tiếp theo là trà xanh. Nhưng, giống như bất kỳ đồ uống nào được pha chế từ các cây có chứa caffein, có rất nhiều yếu tố có thể quyết định đến lượng caffeine trong một tách trà đen, bao gồm cả cách chế biến trà cũng như cách pha chế đồ uống. Lượng caffeine trung bình trong một cốc 240mL đối với các loại thức uống thường là:

  • Trà Xanh: 24 to 40 mg
  • Trà Đen: 14 to 61 mg
  • Cà phê: 95 to 200 mg

Mua và bảo quản trà đen

Để đảm bảo có được trà đen mới nhất để thưởng thứuc, hãy mua nó từ những công ty có uy tín mà họ có thể cho bạn biết nó được chế biến và đóng gói khi nào và cách làm như thế nào.

Đôi khi không phải trà dỡ, nhưng nó vẫn có thể bị xuống cấp nếu để quá lâu và bảo quản kém. Trà đen đã được oxy hóa nên thường ổn định chất lượng hơn so với người anh em trà xanh tinh tế của nó. Nhiều loại trà đen có thể để đến 1-2 năm nếu được bảo quản đúng cách bằng cách đậy kín để nơi mát mẻ và tránh được ánh sáng, hơi ẩm và các thứ nặng mùi như cà phê và gia vị.

Cách pha trà đen

Để pha tách trà đen hoàn hảo, hãy hỏi nhà cung cấp trà để biết hướng dẫn cụ thể đối với loại trà mà bạn đã mua, vì nhiều loại trà đen có nhiệt độ pha lý tưởng và thời gian ngâm khác nhau. Dưới đây là một số mẹo pha trà đen nói chung cần ghi nhớ:

• Sử dụng nước lọc sạch và tinh khiết. Nước suối là tốt nhất.

• Trà đen thường được ngâm trong thời gian dài hơn và ở nhiệt độ cao hơn so với trà xanh. Nói chung, thường là khoảng từ 93-1000C và ngâm 3- 5 phút.

• Nếu bạn không có ấm đun nước có điều khiển nhiệt độ, chỉ cần nhớ rằng ở mực nước biển thì nước bắt đầu sôi ở 880C và sôi hoàn toàn ở 1000C. Nhiệt độ sôi giảm khoảng 10C khi tăng độ cao thêm 30m so với mực nước biển.

• Nếu trà đen bạn mua có kèm theo các khuyến nghị cụ thể cho việc pha thì hãy sử dụng chúng. Thông thường, mỗi lần uống người ta dùng 2 gram trà và pha với 240mL nước.

• Việc đậy nắp dụng cụ pha trà sẽ giúp tránh tổn thất nhiệt để trà được chiết xuất tốt hơn.

• Đừng ngâm trà quá lâu! Trà càng ngâm lâu sẽ càng giải phóng nhiều vị đắng và chát. Hãy nếm thử trà sau khoản thời gian ngâm đã được đề nghị và quyết định xem bạn có muốn ngâm nó lâu hơn một chút không.

• Hầu hết các loại trà đen dạng lá rời chất lượng cao có thể pha được nhiều nước.

• Hầu hết các loại trà đen đủ đậm để dậy lên khi pha với sữa và đường. Nhưng để thực sự thưởng thức được sự khác biệt về hương vị tinh tế giữa các loại trà đen, hãy thử nhấm nháp nó một mình mà không pha thêm chất phụ gia nào. (Nguồn: What is black tea)

Xem sản phẩm trà Xuân Hồng Ô-long Đỏ

Bài viết liên quan

Bài viết khác